Làm thế nào để xin cấp phép bản quyền Wikipedia:Xin_cấp_phép_bản_quyền

Xem thêm: Wikipedia:Ví dụ về xin cấp phép

Tìm một trang web bên ngoài và cố tìm ra địa chỉ liên lạc. Đa số các trang web đều cung cấp địa chỉ thư điện tử của chủ trang web; nếu tác giả của đoạn văn hoặc người chụp bức ảnh đã được biết đến, hãy cố gắng liên lạc trực tiếp với tác giả hoặc người chụp. Nói chung, đừng gửi một yêu cầu đến địa chỉ thư điện tử bạn tìm thấy nó đăng trên Wikipedia: nếu bạn có lý do để nghi vấn về một tuyên bố bản quyền trên Wikipedia, bạn cũng có lý do để nghi ngờ thông tin liên lạc cung cấp trên Wikipedia là đúng hay không. Hãy cố gắng tìm một địa chỉ liên lạc từ một nguồn khác bên ngoài Wiki. Gửi cho họ một email giải thích tình hình và xin họ cấp phép bản quyền. Nếu quyền tác giả còn chưa rõ ràng, hãy yêu cầu họ xác nhận rằng đoạn văn hoặc hình ảnh thực sự là của họ.

Đối với văn bản

Văn bản trong bài viết Wikipedia phải được cấp phép theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU. Khi hỏi xin cấp phép, bạn nên giải thích rằng điều này có nghĩa là

  1. Văn bản hoặc hình ảnh có thể được phân phối lại và sử dụng một cách tự do.
  2. Nó có thể được thay đổi một cách tự do, và các bản đã được thay đổi cũng có thể lại được phân phối lại và sử dụng một cách tự do.
  3. Bất kỳ sự phân phối lại nào phải ghi kèm theo Nguyên văn tài liệu GFDL.
  4. Trong tất cả các trường hợp, GFDL yêu cầu phải ghi công tác giả một cách thích đáng.
  5. GFDL cho phép việc sử dụng lại cho mục đích thương mại miễn là việc sử dụng lại đó cũng thuộc về giấy phép GFDL.

Bạn cũng có thể chọn cách giải thích rằng tác giả sẽ không từ bỏ bất kỳ quyền lợi nào của người đó khi sử dụng văn bản: ông hoặc bà ta vẫn được tự do phát hành văn bản đó ở nơi khác hoặc cung cấp giấy phép cho cùng đoạn văn bản đó cho một nơi khác theo một giấy phép khác. Bạn cũng có thể muốn đề cập rằng yêu cầu ghi nguyên văn của giấy phép GFDL kèm theo các bản phân phối lại sẽ khiến cho việc tái sử dụng đoạn văn bản riêng lẻ cho mục đích thương mại không thể trở thành hiện thực.

Đối với hình ảnh

Đối với hình ảnh, bạn không giới hạn chỉ là GFDL: bất kỳ giấy phép tự do nào cũng được. Nếu danh tính của người chụp hình còn chưa rõ ràng (ví dụ, nếu một hình được tải lên chỉ ra tên người chụp và tuyên bố một giấy phép tự do, nhưng hình không tìm thấy trên trang web), hãy yêu cầu họ xác nhận rằng hình đó là của họ. Trong bất kỳ trường hợp nào, hãy hỏi họ xác nhận lại giấy phép đã tuyên bố. Đối với GFDL, chỉ ra những điểm được đề cập như ở trên. Bất kỳ giấy phép tự do nào cũng phải cho phép tất cả những điều sau đây, kể cả hình ảnh đó cũng như bất kỳ phiên bản chỉnh sửa nào khác dựa trên nó:

  1. Chỉnh sửa
  2. Tái phân phối
  3. Dùng với bất kỳ mục đích nào, kể cả mục đích lợi nhuận.

Hạn chế duy nhất cho phép đó là phải ghi công thích đáng người tạo ra nó và yêu cầu rằng các tác phẩm dẫn xuất phải được phát hành dưới cùng giấy phép.

Lời tuyên bố đồng ý cho lời yêu cầu

Do số lượng lớn các câu trả lời nhập nhằng cho những lời yêu cầu liên quan tới việc cho phép sử dụng lại bức ảnh, văn bản hoặc những thứ tương tự (dạng như "Tôi cho phép Wikipedia dùng lại hình của tôi") chúng tôi khuyến cáo bạn đính kèm theo bức thư xin phép một lời tuyên bố đồng ý tiêu chuẩn (và nhắc đến nó trong thư), để rồi nó có thể được gửi tác giả/người nắm bản quyền gửi trả lại trong thư trả lời. Những tiền lệ dưới đây nên được cải thiện, nếu cần thiết, với những thông tin bổ sung sau:

Tôi xin khẳng định rằng tôi là người sáng tạo ra và/hoặc là người chủ sở hữu duy nhất bản quyền của TÁC PHẨM [liên kết chèn vào].

Tôi đồng ý phát hành tác phẩm đó theo giấy phép tự do GIẤY PHÉP [chọn ít nhất một từ http://commons.wikimedia.org/wiki/Commons:Copyright_tags ].

Tôi công nhận rằng tôi cho mọi người quyền được sử dụng tác phẩm trong một sản phẩm thương mại và điều chỉnh nó tùy theo yêu cầu họ, miễn là họ tuân theo các điều khoản của giấy phép.

Tôi ý thức được rằng tôi luôn là người giữ bản quyền của tác phẩm của tôi, và giữ quyền được ghi công theo cách mà giấy phép đã chọn. Những sự điều chỉnh mà những người khác thực hiện đối với tác phẩm của tôi sẽ không được ghi công cho tôi.

Tôi công nhận rằng tôi không thể rút lại thỏa thuận này, và rằng hình ảnh có hoặc không có thể được giữ vĩnh viễn tại một dự án Wikimedia.

NGÀY, TÊN CỦA NGƯỜI GIỮ BẢN QUYỀN

TÁC PHẨM, GIẤY PHÉP và NGÀY, TÊN CỦA NGƯỜI GIỮ BẢN QUYỀN cần phải được điền vào thì mới có thể sử dụng được. Cái này cũng giúp người sở hữu hiểu rõ hơn họ đang đồng ý cái gì.